Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Trải nghiệm nhanh mini PC ZOTAC ZBOX CI 320 và Intel NUC 2820

Gần đây, giữa phân khúc laptop và PC đã xuất hiện khá nhiều mô hình lai, đó có thể là PC tích hợp vào màn hình kiểu All-in-One hoặc mini PC. Tuy nhiên, với người dùng đòi hỏi cân bằng giữa hiệu năng và nhỏ gọn của một chiếc PC đúng nghĩa thì có lẽ mini PC sẽ là sự lựa chọn thích hợp.



Tuy nhiên, mức giá của mini PC sẽ khiến những người dùng phổ thông không cảm thấy nhỏ gọn tí nào khi các giải pháp mini PC thường có mức giá tiệm cận với PC truyền thống, chưa kể cần chi phí để nâng cấp hoặc sắm màn hình riêng và các thành phần mở rộng đi cùng. Do vậy, một số hãng đã cố gắng tiếp cận với mức giá phải chăng hơn.
Trong phạm vi bài viết này, VnReview sẽ cung cấp trải nghiệm về hiệu năng của một dòng mini PC với mức giá vừa phải do hãng ZOTAC cung cấp. Cụ thể mini PC ZBOX CI 320 và Intel NUC 2820, đây là những dòng sản phẩm có cấu hình trung bình thấp, phù hợp cho nhu cầu văn phòng và giải trí cơ bản. Các sản phẩm chỉ có mức giá từ 5 – 7 triệu đồng /bộ tùy theo cấu hình RAM, ổ cứng kèm theo.
Tổng quan thiết kế
Cả hai máy đều có bề ngoài tương tự nhau, chỉ khác nhau về cấu hình. Trong đó, ZOTAC ZBOX CI 320 là sản phẩm mini PC có mức giá khá thấp so với mặt bằng thị trường. Đây là sản phẩm có thiết kế tản nhiệt thụ động, không dùng quạt tản nhiệt nên máy hoàn toàn im lặng khi hoạt động, bản thân máy được thiết kế với các lỗ thoát nhiệt hình tổ ong, tối ưu cho tản nhiệt từ trong ra ngoài.

Bên trong máy thiết kế hệ thống tản nhiệt gồm 3 lớp: một miếng kim loại dày áp chặt vào bộ xử lý CPU, phần giữa là một khối silicon đúc giúp tản nhiệt và trên cùng là một lớp kim loại mỏng bao phủ toàn bộ khối silicon giúp tán nhiệt ra lớp vỏ bên ngoài dựa theo thiết kế tổ ong.


Còn ZOTAC ZBOX CI320 là miniPC có kích thước gọn gàng 13 x 13 cm, sử dụng bộ xử lý Intel Celeron N2930 4 nhân tốc độ 1,84 Ghz, đồ họa tích hợp Intel HD Graphics, có đầy đủ kết nối cần thiết cho một máy tính cơ bản gồm: 2 cổng xuất tín hiệu hình ảnh là Display Port (DP) và HDMI, 4 cổng USB 3.0, 2 cổng USB 2.0, đầu đọc thẻ nhớ, ngõ cắm mạng LAN gigabit, Wi-Fi chuẩn AC, Bluetooth 4.0, ngõ cắm tai nghe, micro…

Các bề mặt của máy được thiết kế tối ưu cho thoát nhiệt


Phía sau máy với các cổng kết nối.


Mặt trước máy


Phía dưới đáy máy là thông tin sản phẩm và các lỗ thoát nhiệt
Intel NUC 2820 có kích thước nhỏ hơn 11 x 11 cm, sử dụng bộ xử lý Intel Celeron N2820 2 nhân tốc độ 2,14 Ghz, đồ họa tích hợp và hạn chế một số kết nối cần thiết. Chẳng hạn máy chỉ có 1 cổng HDMI, 1 cổng USB 3.0, 2 cổng USB 2.0, ngõ cắm mạng LAN gigabit, hỗ trợ khe cắm kết nối Wi-Fi, ngõ cắm tai nghe, micro…
Benchmark hiệu năng
Trong bài viết trải nghiệm này, chúng tôi sử dụng chung một ổ cứng SSD lần lượt cài đặt hệ điều hành lên cả hai mini PC và sử dụng các phần mềm đánh giá hiệu năng để so sánh khả năng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. Máy CI 320 sử dụng RAM Corsair 8GB DDR3 Bus 1600 còn NUC sử dụng RAM Hynix 8GB DDR3L Bus 1600.


Kết quả đánh giá hiệu năng giữa 2 máy qua ChrisPC Win Experience Index
Với phần mềm đánh giá ChrisPC Win Experience Index thì điểm số của CPU lần lượt của CI 320 là 5,4 điểm, NUC 2820 là 4,9 điểm, chênh lệch nhau khoảng 10% hiệu năng. Tương tự phần đồ họa thì CI 320 cũng vượt trội hơn khoảng 10% do điểm tổng thể cao hơn từ 0,1 – 0,3 điểm. 
Do dùng một ổ cứng SSD 120GB nên cả hai hệ thống ngang bằng nhau về điểm số. Riêng phần bộ nhớ có sự chênh lệch lớn, khoảng 13% do nền tảng RAM chạy ở hai băng thông khác nhau. 

Kết quả benchmark với Cinebench R15
Với phần mềm đánh giá Cinebench R15 thì CI 320 vẫn chiếm ưu thế điểm số về CPU và đồ họa tốt hơn so với NUC 2820. Bài đánh giá này chủ yếu dựa vào xử lý đa nhiệm nên 4 nhân rõ ràng hoạt động tốt hơn hẳn so với 2 nhân dù tốc độ xử lý thấp hơn. 

Trong khi đó, bài đánh giá GPGPU của AIDA64 khi cho nền tảng CPU kết hợp Intel HD Graphics đối đầu trực tiếp với nhau thì CI 320 vẫn nhỉnh hơn NUC 2820 một chút.

Trong hai bài thử nghiệm game 3D là Devil May Cry, Street Fighter IV với thiết lập độ phân giải 1280 x 720p kết hợp mức đồ họa thấp nhất thì cả hai máy đều có thể đáp ứng được nhu cầu chơi game. Mức khung hình đồ họa trung bình của CI 320 đạt từ 32 – 34 khung hình/giây, còn của NUC 2820 đạt từ 29 – 32 khung hình/giây.
Về xem phim HD online qua các kênh trực tuyến như HayhayTV hoặc Hdviet thì cả hai máy chỉ có thể đáp ứng được tiêu chuẩn xem phim ở độ phân giải 720p, do phần xử lý đồ họa theo nền tảng Flash player khá nặng và hao tốn tài nguyên máy khá nhiều. Cả hai hệ thống đều cho thấy việc xem phim trực tuyến này thì CPU kết hợp với GPU phải vận dụng tối đa sức mạnh mới vận hành trơn tru.

Test phim HD với CI 320 qua Media Classic
Test phim HD với NUC 2820 qua Media Classic
Chúng tôi thử nghiệm qua một bài đánh giá một đoạn phim 1080p, đạt chuẩn 60 khung hình/giây, sử dụng phần mềm xem phim Media Classic kết hợp với Klite Code 10.8, kích hoạt codec LAV – bật DXVA2 native thì máy CI 320 vượt rội hơn và đảm bảo việc xem phim trơn tru không có tình trạng giật hình, trễ tiếng xảy ra. Còn NUC 2820 thì không thể đáp ứng được nhu cầu xem phim chuẩn 1080p cao cấp.
Bài test công suất và nhiệt độ thì tản nhiệt thụ động không dùng quạt của CI 320 hơi bất lợi nếu so sánh với hệ thống quạt và tản nhiệt của NUC 2820. Do vậy bài đánh giá thử nghiệm khoảng 60 phút thì nhiệt độ của CI 320 "đứng kim" ở mức khoảng 75 độ C, còn NUC ở mức 72 độ C. Nhiệt độ phòng 27 độ C với máy lạnh.

Cấu hình và biểu đồ nhiệt độ của CI 320
Cấu hình và biểu đồ nhiệt độ của NUC 2820
Ngoài ra, CI 320 sử dụng bộ xử lý 4 nhân, còn NUC là 2 nhân nên công suất tiêu thụ của CI 320 cũng nhiều hơn khoảng 10%, tối đa khoảng 17W và NUC ở mức 15W.
Tạm kết
Trong phạm vi bài viết này, VnReview chưa có đủ thời gian để trải nghiệm với 2 thiết bị nên chưa thể đưa ra những nhận định sâu hơn. Nhưng nhìn chung, với mức giá từ 5- 7 triệu đồng/bộ tùy theo cấu hình RAM và ổ cứng thì 2 mini PC ZOTAC ZBOX CI 320 và Intel NUC 2820 là sự lựa chọn phù hợp dành cho người dùng muốn sở hữu một bộ máy tính nhỏ gọn, đầy đủ tính năng và có thể kết hợp với tivi hoặc màn hình lớn tận hưởng nhu cầu giải trí và làm việc tốt hơn. Mỗi máy có một ưu điểm và khuyết điểm riêng, nhưng rõ ràng qua bài đánh giá thì CI 320 vượt trội hơn hẳn NUC 2820 do bộ xử lý có hiệu năng cao hơn và đáng để quan tâm trong tầm giá.
Bên cạnh đó, việc CI 320 dùng loại RAM thông dụng DDR3 giúp người dùng dễ dàng nâng cấp và thay thế, các phụ kiện kèm theo máy cũng đa dạng hơn và được tặng kèm bộ bàn phím chuột không dây cao cấp. Trường hợp người dùng đã có bàn phím, chuột thì có thể chọn bộ tai nghe không dây sang trọng, thời trang. Bộ sản phẩm này có giá trên thị trường khoảng 850.000 đồng/bộ. 
Nếu bạn có nhu cầu di động cao hoặc nhu cầu giải trí đồ họa/multimedia nặng, bạn nên cân nhắc chuyển qua máy bàn thông dụng hoặc laptop chuyên dụng. Sẽ khó để so sánh mini PC với laptop hoặc PC vì đây là phân khúc máy tính khác, nhưng nếu bạn cần sử dụng máy tính với diện tích chiếm dụng nhỏ và nhu cầu vừa phải tại gia hoặc văn phòng thì các dòng mini PC như ZOTAC ZBOX CI 320 và Intel NUC 2820 là sự lựa chọn đáng cân nhắc.

ZOTAC GeForce GTX 980 AMP! OMEGA

Chắc chắn các bạn game thủ chính hiệu quan tâm đến sản phẩm card đồ họa của Nvidia đều đã biết đến thông tin Nvidia vừa ra mắt người dùng 2 sản phẩm chiến lược của mình trong 2 tháng vừa qua là GeForce GTX 970 và GeForce GTX 980.
Thành công với sản phẩm GTX 750 với kiến trúc Maxwell, Nvidia tiếp tục phát triển kiến trúc Maxwell cho dòng sản phẩm cao cấp GTX 900 series. GeForce GTX 970 sử dụng chung nhân đồ họa GM204 28nm giống GTX 980 nhưng bị cắt giảm vài thứ bao gồm cắt đi 3 trên 16 streaming multiprocessors với mỗi streaming processors tương đương 384 nhân CUDA. Vì thế số lượng nhân CUDA của GTX 970 là 1664. Số texture memory units cũng bị hạ xuống còn 104 cũng như xung nhịp nhân dù khi hoạt động card vẫn có mức xung trên 1 GHz. Số ROPs được giữ nguyên 64 với băng tần bộ nhớ 256-bit cùng dung lượng bộ nhớ là 4GB. Tuy nhiên, những điều NVIDIA đã làm trên đứa con GeForce GTX 970 cũng không làm giảm đi độ "hot" như người anh GeForce GTX 980.

Hôm nay tôi một game thủ may mắn được trải nghiệm sản phẩm mới nhất của Nvidia xin giới thiệu đến các bạn card đồ họa ZOTAC GeForce GTX 980 AMP! OMEGA, một phiên bản card đồ họa đã được ZOTAC ép xung nhẹ và tích hợp thêm một số công nghệ giúp card đồ họa có hiệu năng tốt nhất.

Công nghệ Dynamic Super Resolution (DSR):

Trong số các tính năng mới mà kiến trúc Maxwell mang lại, công nghệ Dynamic Super Resolution (DSR) là công nghệ tôi ấn tượng nhất khi trải nghiệm card đồ họa khủng như GTX 980 và DSR được dự đoán sẽ có tác động lớn nhất đến các game thủ do nó có thể cải thiện chất lượng đồ họa những game chỉ hỗ trợ độ phân giải trên 1920 x 1080 lên những màn hình có độ phân giải thấp hơn. Bằng cách nào DSR có thể thực hiện được điều này? Đơn giản là DSR sẽ xử lý các game ở độ phân giải cao hơn, kết quả xử lý được DSR nén lại và trả về độ phân giải thực trên màn hình của bạn, do đó, bạn có thể thưởng thức hình ảnh đồ họa 4K, độ phân giải 3840 x 2160 trên bất kỳ màn hình phổ thông nào.

Công nghệ DSR cũng được tích hợp vào trong trình điều khiển tự động tối ưu game của ứng dụng GeForce Experience, DSR cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh, với việc bổ sung 13 bộ lọc chống răng cưa Gaussian và kỹ thuật downsampling đã giảm đáng kể mức độ sai lệch, tiếp tục nâng cao chât lượng chi tiết hình ảnh.

Việc kích hoạt công nghệ DSR cực kỳ đơn giản: chỉ việc click chuột nút “Optimize” trong ứng dụng GeForce Experience phiên bản mới nhất hiện nay là 2.1.2 cùng driver card đồ họa phiên bản GeForce 344.11 WHQL tương ứng hoặc cao hơn. Tuy nhiên, các game không nằm trong danh sách mà ứng dụng GeForce Experience hỗ trợ và các game chỉ hỗ trợ độ phân giải dưới mức 1920 x 1080 sẽ không sử dụng được công nghệ DSR này, tuy nhiên, người dùng có thể sử dụng DSR trong việc chụp ảnh màn hình bằng cách vào NVIDIA Control Panel, chọn công nghệ DSR bạn muốn sử dụng và lựa chọn độ phân giải DSR trong game.

I. Một số hình ảnh card đồ họa ZOTAC GeForce GTX 980 AMP! OMEGA:

ZOTAC GeForce GTX 980 AMP! Omega: được nâng cấp nhẹ từ bản ref GTX 980, GTX 980 Omega phù hợp với các đồi tượng muốn trang bị chiếc card đồ họa có hiệu năng cao và hoạt động ổn định.
Zotac GeForce GTX 980 AMP! Omega: hai quạt "đa phương" được trang bị cho ZOTAC IceStorm không ngoài mục đích phủ kín tiết diện và làm mát đến từng ngóc ngách của hệ thống heatsink độc đáo này. Mỗi chiếc quạt sẽ tập trung làm mát cho từng khu vực tiêng biệt mang lại hiệu suất làm mát tổng thể vượt ngoài mong đợi.

IceStorm là Công nghệ làm mát độc quyền - ZOTAC IceStorm - điểm nhấn về thiết kế đã vượt tầm những giải pháp tản nhiệt truyền thống, là sự kết hợp ăn ý giữa hiệu suất làm mát và tính thẩm mỹ. Sự kết hợp giữa hệ thống heat-pipes bằng đồng cho khả năng tải nhiệt nhanh, hệ thống phiến nhôm thoát nhiệt siêu mỏng được bố trí dày đặc cùng hệ thống quạt đa phương 90mm chính là 3 tác nhân chính mang đến sự cân bằng khó tin giữa Hiệu suất làm mát và khả năng hoạt động cực êm.





Card được thiết kế khá đẹp, khi mới nhìn thấy con GTX 980 Omega tôi có cảm giác nhìn như 1 chiếc siêu xe với các góc bo ở các cạnh của card đồ họa và đường chỉ vàng trên thân card rất nổi bật, card được trang bị 2 quạt lớn giúp tản nhiệt tốt.


Mặt sau của card đồ họa cũng được trang bị lớp lưng kim loại.





Với 2 khe cắm SLI, GTX 980 AMP! OMEGA có thể chạy chế độ đa card tối đa là 4-way SLI nếu bo mạch chủ của bạn đủ khe PCIe và có hỗ trợ chế độ này.



Khu vực cổng suất của card đồ họa gồm 3 cổng Displayport, 1 cổng HDMI và 1 cổng DVI.





Khu vực cổng suất của card đồ họa gồm 3 cổng Displayport, 1 cổng HDMI và 1 cổng DVI.




Phụ kiện của ZOTAC GeForce GTX 980 AMP! OMEGA khá đầy đủ, đĩa driver, sách hướng dẫn, 2 cáp chuyển từ 6pin sang 8 pin, 1 đầu chuyển VGA sang DVI....

II. Hệ thống Benchmark:


Cấu hình mà tôi lên không quá mạnh, tôi dùng CPU i5 4670 chạy default, và Ram ở mức 1600MHz, Main Z87 Maximus VI GENE, có thể nói với game thủ như tôi thì cấu hình như thế này cũng khá ổn. Và lý do tôi chọn cấu hình này vì để các điểm benchmark của tôi thật nhất với card đồ họa mà tôi đang review, không phụ thuộc quá nhiều vào CPU hay RAM.
Kết quả Benchmark:

3DMark 11:


3DMark Fire Strike Ultra


3DMark Fire Strike Extreme


3DMark Fire Strike



3DMark Cloud Gate


3DMark Sky Diver



3DMark Ice Storm



3DMark Ice Storm Extreme



Metro LL


Bioshock Infinite



Tomb Raider


Hitman: Absolution


Sleeping Dogs


Heaven


Valley



Thief



GRID 2



Batman AO



Gần như ZOTAC GTX 980 AMP! OMEGA không khó khăn gì khi được thử sức với các phép thử từ game độ phân giải Full HD cho đến trình benchmark đồ họa. Kết quả benchmark ở mức xung mặc định rất cao, card đồ họa chạy êm và hầu như không ồn.
III. Overclocking:


ZOTAC GeForce GTX 980 AMP! OMEGA là bảng đã được oc sẵn, nhưng ở đây tôi vẫn OC lên được và có thể nói là rất cao so với bản ref.

3DMark11



3DMark Fire Strike Ultra


3DMark Fire Strike Extreme


3DMark Fire Strike


3DMark Cloud Gate



3DMark Sky Diver



3DMark Ice Storm Extreme



3DMark Ice Storm



Metro LL




Bioshock Infinite




Sleeping Dogs


Hitman: Absolution



Tomb Raider



Heaven




Valley



Thief


GRID 2



Batman AO



Qua các kết quả có được từ các trình bench và game, chúng ta có thể thấy sự chênh lệch hiệu năng khá lớn của GTX 980 AMP! OMEGA. Đây có thể nói là một trong những card đồ họa nhân GTX 980 có khả năng ép xung cũng như hiệu năng sau khi ép tốt nhất mà tôi từng được test.

IV. Nhận Xét:
Cái nhìn đầu của ZOTAC GeForce GTX 980 AMP! OMEGA là phần thiết kế đẹp mắt với tông màu mạnh mẽ, bên cạnh đó là build chắn chắn. Về phần hiệu năng thì với những gì mà ZOTAC GeForce GTX 980 AMP! OMEGA thể hiện ở trên thì có thể nói GTX 980 đã thể hiện được đẳng cấp của mình là dòng card đồ họa cao cấp. Được sử dụng kiến trúc vi xử lý Maxwell GTX 980 tiêu thụ điện năng rất thấp và tất niên là nhiệt độ không quá nóng. Đối với game thủ thì ZOTAC GeForce GTX 980 AMP! OMEGA hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu chơi tất cả các game thuộc dạng nặng kể cả offline và online. Và đối với tôi 1 game thủ review card đồ họa, đây đúng là 1 trải nghiệm thú vị với những game đỉnh và card đồ họa đỉnh.