Đánh giá mini PC ZOTAC ZBOX nano ID 64 và AQ 01: Anh em màu xanh
Với người dùng phổ thông máy tính siêu nhỏ - miniPC vẫn được xem là sản phẩm lạ mắt, chưa phổ biến rộng rãi trên thị trường. Do vậy bài viết này chủ yếu cập nhật thêm thông tin giúp người dùng trải nghiệm và cảm nhận hiệu năng của những sản phẩm miniPC ZOTAC đang có mặt trên thị trường.
Hai sản phẩm miniPC ZOTAC ZBOX nano ID 64 và AQ 01 được xem là 2 mẫu miniPC điển hình cho kiểu dáng nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Cả hai máy có kích thước khoảng 13 x 13 cm và sử dụng hai bộ vi xử lý nền tảng đối lập nhau là Intel và AMD.
Điểm khác biệt để nhận biết hai máy chính là khi hoạt động, mặt trên của máy sẽ có vòng tròn đèn LED hiển thị màu sắc tượng trưng cho từng bộ xử lý. Cụ thể với Intel là vòng tròn màu xanh dương và AMD là vòng tròn màu xanh lá cây nên chúng tôi tạm đặt câu chuyện của mình là: Anh em màu xanh.
Máy ZOTAC ZBOX nano ID 64 sử dụng vi xử lý Intel Core i5 3337U 2 nhân, tốc độ 1.8 Ghz, tự động tăng tốc lên 2.7 Ghz, kết hợp với đồ họa Intel HD Graphics 4000 chia sẻ tối đa 1024 MB và có đầy đủ các kết nối cần thiết cho một máy vi tính thông dụng như 2 cổng tín hiệu hình ảnh: HDMI, Display Port (DP), cổng mạng LAN, Wi-Fi, Bluetooth, 4 cổng USB 3.0, 2 cổng USB 2.0, ngõ cắm headphone, micro, đầu đọc thẻ nhớ….
Nếu người dùng đang sử dụng màn hình máy vi tính thông dụng với cổng D-sub thì hãng ZOTAC cũng có sẵn đầu chuyển tín hiệu từ DP sang D-sub chuyên biệt cho mini PC.
Máy ZOTAC ZBOX nano AQ 01 theo nền tảng AMD APU bao gồm vi xử lý AMD A4 5000 với 4 nhân tốc độ 1.5 Ghz, kết hợp với đồ họa ATI HD 8330 chia sẻ tối đa 2048 MB. Sản phẩm cũng có đẩy đủ kết nối giống ID 64.
Khi đặt 2 sản phẩm bên cạnh nhau, nếu so sánh về hiệu năng thì phân biệt rất rõ giữa “xanh dương “ID 64 và “xanh lá” AQ 01 bởi sự chênh lệch quá lớn do bộ vi xử lý tạonên đẳng cấp khác biệt.
Điều này là tất yếu, bởi hãng AMD sản xuất dòng APU A4 chủ yếu để cạnh tranh với những sản phẩm Intel Celeron dành cho dân văn phòng nên hoàn toàn bị lép vế.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn đưa vào bài viết để người dùng trải nghiệm trọn vẹn sự khác biệt của “anh em màu xanh” do hãng ZOTAC sản xuất vìgiá của hai sản phẩm chênh lệch nhau khoảng 20% nên cũng đủ sức tạo ra một sự lựa chọn thú vị tùy theo khả năng kinh tế của mỗi người.
Để thuận tiện cho việc so sánh và trải nghiệm chúng tôi sử dụng cấu hình chung là RAM 8GB DDR3 và ổ cứng 120GB SSD và cài đặt lần lượt hệ điều hành Windows 8.1 trên cả hai máy ID 64 và AQ 01 để cảm nhận sự khác biệt.
Với phần mềm đánh giá ChrisPCthu được kết quả như sau
(Trái) ZOTAC ZBOX nano ID 64 đánh giá bộ vi xử lý đạt 7,2 điểm; đồ họa lần lượt là 5,1 và 4,8 điểm.
(Phải) ZOTAC ZBOX nano AQ 01đánh giá bộ vi xử lý đạt 6,3 điểm; đồ họa lần lượt là 4,9 và 4,5 điểm.
Có một điểm thú vị dễ dàng nhận ra là cùng hệ thống RAM nhưng bộ xử lý Intel đã tối ưu tốt hơn nên điểm số đã có sự chênh lệch với Intel là 7,2 điểm và AMD là 6,7 điểm. Ngoài ra việc dùng chung một ổ cứng nên hệ thống có điểm số tương đương.
Với phần mềm đánh giá Peformance Test thu được kết quả như sau:
ZOTAC ZBOX nano ID 64 đạt điểm số tổng thể là 1760.3 điểm.
ZOTAC ZBOX nano AQ 01 đạt điểm số tổng thể 932.7 điểm và gần như lép vế hoàn toàn trước ZOTAC ZBOX nano ID 64.
Tương tự với phần mềm đánh giá PCMARK 8 cũng không có nhiều khác biệt. ZOTAC ZBOX nano ID 64 luôn thể hiện những điểm số vượt trội hơn hẳn so với ZOTAC ZBOX nano AQ 01. Cụ thể hệ thống Intel ghi nhận 2205 điểm và AMD là 1689 điểm.
Với phần mềm 3DMark 2013, đánh giá đồ họa 3D thì hai hệ thống cũng có sự chênh lệch điểm khoảng 15%. Tuy nhiên đây lại là một cuộc so sánh không công bằng bởi ZOTAC ZBOX nano AQ 01 được hãng FutureMark ưu ái hơn công nhận điểm số đánh giá là thật vì chất lượng đồ họa từ nền tảng ATI đã được chứng thực hiệu quả hình ảnh, được xem là đánh giá đúng chất lượng.
Còn ZOTAC ZBOX nano ID 64 dù điểm số cao hơn nhưng lại nhận được khuyến cáo không chấp nhận từ FutureMark vì đồ họa tích hợp Intel HD Graphics chỉ được xem là “cưỡi ngựa xem hoa” khi đánh giá đồ họa 3D.
Đối với bài đánh giá kiểm tra hiệu năng của GPU so sánh bên cạnh các CPU thì “xanh dương” cũng vượt trội hơn “xanh lá”. Tuy nhiên công tâm nhìn nhận thì AQ 01 thiệt thà hơn và hỗ trợ đánh giá đầy đủ các thuật tính toán xử lý, trong khi đó ID 64 dù nhanh hơn nhưng tỏ ra “nguy hiểm” nên bỏ qua vài thuật toán xử lý do không thèm hỗ trợ.
Xét về hiệu năng và công suất thì ID 64 nhanh hơn, mạnh hơn AQ 01 nên nhiệt độ và công suất từ đó cũng cao hơn khoảng 10%.
Cụ thể ZOTAC ZBOX nano ID 64 ở chế độ bình thường thì nhiệt độ duy trì ở mức 49 – 52 độ C. Còn ZOTAC ZBOX nano AQ 01 do hiệu năng thấp hơn nên nhiệt độ chỉ ở mức từ 42 – 49 độ C.
Và khi chúng tôi bắt đầu chuyển sang các bài “cưỡng bức” đẩy bộ xử lý làm việc ở mức 100% liên tục thì nhiệt độ bắt đầu có sự gia tăng khác nhau. Máy ZOTAC ZBOX nano ID 64 tăng tốc từ 1,8 Ghz sang 2,5 Ghz nên nhiệt độ tăng tối đa đến 75 độ C mới “đứng kim”. Riêng ZOTAC ZBOX nano AQ 01 không “tăng tốc” như ID 64 mà vẫn duy trì tốc độ 1,5 Ghz để xử lý tính toán nên nhiệt độ “đứng kim” ở mức 67 độ C.
Nhiệt độ phòng thử nghiệm là 29 độ C, không mở máy lạnh.
Và công suất tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng bởi hiệu năng của 2 máy, lần lượt Intel hoạt động với công suất tiêu thụ tối đa khoảng 43W điện, còn AMD chỉ duy trì ở mức 24W điện.
Trong bài đánh giá game 3D ở hai thể loại Liên minh huyền thoại (LOL) và Fifa online 3 (FO3) thì cả hai máy hoạt động ở hai thái cực khác nhau.
Cụ thể với LOL, ID 64 có thể đáp ứng được nhu cầu chơi game 3D online, đặc biệt trong các trận đánh lớn máy có thể hạn chế được tình trạng lag, giật hình. Còn người AQ 01 thì cũng chỉ đủ sức kéo trò chơi cho người dùng trải nghiệm trong tầm mức vừa đủ, thỉnh thoảng vẫn có tình trạng giật hình khi diễn ra trận đánh lớn.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với trò chơi FO3 khi ID 64 có thể đáp ứng hoàn toàn cho game thủ trải nghiệm. Riêng AQ 01 thì chỉ phù hợp để tập luyện hoặc chơi ở chế độ giải lập trải nghiệm đội hình, còn thi đấu thực sự sẽ có tình trạng giật hình xảy ra.
Hai sản phẩm miniPC ZOTAC ZBOX nano ID 64 và AQ 01 được xem là 2 mẫu miniPC điển hình cho kiểu dáng nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Cả hai máy có kích thước khoảng 13 x 13 cm và sử dụng hai bộ vi xử lý nền tảng đối lập nhau là Intel và AMD.
Điểm khác biệt để nhận biết hai máy chính là khi hoạt động, mặt trên của máy sẽ có vòng tròn đèn LED hiển thị màu sắc tượng trưng cho từng bộ xử lý. Cụ thể với Intel là vòng tròn màu xanh dương và AMD là vòng tròn màu xanh lá cây nên chúng tôi tạm đặt câu chuyện của mình là: Anh em màu xanh.
Máy ZOTAC ZBOX nano ID 64 sử dụng vi xử lý Intel Core i5 3337U 2 nhân, tốc độ 1.8 Ghz, tự động tăng tốc lên 2.7 Ghz, kết hợp với đồ họa Intel HD Graphics 4000 chia sẻ tối đa 1024 MB và có đầy đủ các kết nối cần thiết cho một máy vi tính thông dụng như 2 cổng tín hiệu hình ảnh: HDMI, Display Port (DP), cổng mạng LAN, Wi-Fi, Bluetooth, 4 cổng USB 3.0, 2 cổng USB 2.0, ngõ cắm headphone, micro, đầu đọc thẻ nhớ….
Nếu người dùng đang sử dụng màn hình máy vi tính thông dụng với cổng D-sub thì hãng ZOTAC cũng có sẵn đầu chuyển tín hiệu từ DP sang D-sub chuyên biệt cho mini PC.
Máy ZOTAC ZBOX nano AQ 01 theo nền tảng AMD APU bao gồm vi xử lý AMD A4 5000 với 4 nhân tốc độ 1.5 Ghz, kết hợp với đồ họa ATI HD 8330 chia sẻ tối đa 2048 MB. Sản phẩm cũng có đẩy đủ kết nối giống ID 64.
Khi đặt 2 sản phẩm bên cạnh nhau, nếu so sánh về hiệu năng thì phân biệt rất rõ giữa “xanh dương “ID 64 và “xanh lá” AQ 01 bởi sự chênh lệch quá lớn do bộ vi xử lý tạonên đẳng cấp khác biệt.
Điều này là tất yếu, bởi hãng AMD sản xuất dòng APU A4 chủ yếu để cạnh tranh với những sản phẩm Intel Celeron dành cho dân văn phòng nên hoàn toàn bị lép vế.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn đưa vào bài viết để người dùng trải nghiệm trọn vẹn sự khác biệt của “anh em màu xanh” do hãng ZOTAC sản xuất vìgiá của hai sản phẩm chênh lệch nhau khoảng 20% nên cũng đủ sức tạo ra một sự lựa chọn thú vị tùy theo khả năng kinh tế của mỗi người.
Để thuận tiện cho việc so sánh và trải nghiệm chúng tôi sử dụng cấu hình chung là RAM 8GB DDR3 và ổ cứng 120GB SSD và cài đặt lần lượt hệ điều hành Windows 8.1 trên cả hai máy ID 64 và AQ 01 để cảm nhận sự khác biệt.
Với phần mềm đánh giá ChrisPCthu được kết quả như sau
(Trái) ZOTAC ZBOX nano ID 64 đánh giá bộ vi xử lý đạt 7,2 điểm; đồ họa lần lượt là 5,1 và 4,8 điểm.
(Phải) ZOTAC ZBOX nano AQ 01đánh giá bộ vi xử lý đạt 6,3 điểm; đồ họa lần lượt là 4,9 và 4,5 điểm.
Có một điểm thú vị dễ dàng nhận ra là cùng hệ thống RAM nhưng bộ xử lý Intel đã tối ưu tốt hơn nên điểm số đã có sự chênh lệch với Intel là 7,2 điểm và AMD là 6,7 điểm. Ngoài ra việc dùng chung một ổ cứng nên hệ thống có điểm số tương đương.
Với phần mềm đánh giá Peformance Test thu được kết quả như sau:
ZOTAC ZBOX nano ID 64 đạt điểm số tổng thể là 1760.3 điểm.
ZOTAC ZBOX nano AQ 01 đạt điểm số tổng thể 932.7 điểm và gần như lép vế hoàn toàn trước ZOTAC ZBOX nano ID 64.
Tương tự với phần mềm đánh giá PCMARK 8 cũng không có nhiều khác biệt. ZOTAC ZBOX nano ID 64 luôn thể hiện những điểm số vượt trội hơn hẳn so với ZOTAC ZBOX nano AQ 01. Cụ thể hệ thống Intel ghi nhận 2205 điểm và AMD là 1689 điểm.
Với phần mềm 3DMark 2013, đánh giá đồ họa 3D thì hai hệ thống cũng có sự chênh lệch điểm khoảng 15%. Tuy nhiên đây lại là một cuộc so sánh không công bằng bởi ZOTAC ZBOX nano AQ 01 được hãng FutureMark ưu ái hơn công nhận điểm số đánh giá là thật vì chất lượng đồ họa từ nền tảng ATI đã được chứng thực hiệu quả hình ảnh, được xem là đánh giá đúng chất lượng.
Còn ZOTAC ZBOX nano ID 64 dù điểm số cao hơn nhưng lại nhận được khuyến cáo không chấp nhận từ FutureMark vì đồ họa tích hợp Intel HD Graphics chỉ được xem là “cưỡi ngựa xem hoa” khi đánh giá đồ họa 3D.
Đối với bài đánh giá kiểm tra hiệu năng của GPU so sánh bên cạnh các CPU thì “xanh dương” cũng vượt trội hơn “xanh lá”. Tuy nhiên công tâm nhìn nhận thì AQ 01 thiệt thà hơn và hỗ trợ đánh giá đầy đủ các thuật tính toán xử lý, trong khi đó ID 64 dù nhanh hơn nhưng tỏ ra “nguy hiểm” nên bỏ qua vài thuật toán xử lý do không thèm hỗ trợ.
Xét về hiệu năng và công suất thì ID 64 nhanh hơn, mạnh hơn AQ 01 nên nhiệt độ và công suất từ đó cũng cao hơn khoảng 10%.
Cụ thể ZOTAC ZBOX nano ID 64 ở chế độ bình thường thì nhiệt độ duy trì ở mức 49 – 52 độ C. Còn ZOTAC ZBOX nano AQ 01 do hiệu năng thấp hơn nên nhiệt độ chỉ ở mức từ 42 – 49 độ C.
Và khi chúng tôi bắt đầu chuyển sang các bài “cưỡng bức” đẩy bộ xử lý làm việc ở mức 100% liên tục thì nhiệt độ bắt đầu có sự gia tăng khác nhau. Máy ZOTAC ZBOX nano ID 64 tăng tốc từ 1,8 Ghz sang 2,5 Ghz nên nhiệt độ tăng tối đa đến 75 độ C mới “đứng kim”. Riêng ZOTAC ZBOX nano AQ 01 không “tăng tốc” như ID 64 mà vẫn duy trì tốc độ 1,5 Ghz để xử lý tính toán nên nhiệt độ “đứng kim” ở mức 67 độ C.
Nhiệt độ phòng thử nghiệm là 29 độ C, không mở máy lạnh.
Và công suất tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng bởi hiệu năng của 2 máy, lần lượt Intel hoạt động với công suất tiêu thụ tối đa khoảng 43W điện, còn AMD chỉ duy trì ở mức 24W điện.
Trong bài đánh giá game 3D ở hai thể loại Liên minh huyền thoại (LOL) và Fifa online 3 (FO3) thì cả hai máy hoạt động ở hai thái cực khác nhau.
Cụ thể với LOL, ID 64 có thể đáp ứng được nhu cầu chơi game 3D online, đặc biệt trong các trận đánh lớn máy có thể hạn chế được tình trạng lag, giật hình. Còn người AQ 01 thì cũng chỉ đủ sức kéo trò chơi cho người dùng trải nghiệm trong tầm mức vừa đủ, thỉnh thoảng vẫn có tình trạng giật hình khi diễn ra trận đánh lớn.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với trò chơi FO3 khi ID 64 có thể đáp ứng hoàn toàn cho game thủ trải nghiệm. Riêng AQ 01 thì chỉ phù hợp để tập luyện hoặc chơi ở chế độ giải lập trải nghiệm đội hình, còn thi đấu thực sự sẽ có tình trạng giật hình xảy ra.